
Các bạn thân mến!
Năm sắp hết, Tết gần đến, gia đình nào cũng có sự chuẩn bị một số món ăn ngày Tết theo khẩu vị riêng và theo sự đặc trưng của Vùng Miền.
Mình gốc Huế, nhưng rất thích ăn Dưa Kiệu.
Vì là Chủ Bếp của gia đình nên món gì mình thích lại thường làm. Do vậy, "cả nhà" cùng thích chăng?
Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn món:
Dưa Kiệu
duakieu.jpg)
Dưa Kiệu thật ra cũng dễ làm, mỗi bạn chắc cũng có một cách làm riêng và một bí quyết riêng.
Trước khi viết bài, mình đã vào Google xem thử có cách làm dưa kiệu nào giống mình không, nhưng không thấy giống.
Đây là cách mình đã làm mỗi khi Tết đến, không dùng chất phụ gia nhưng có thể để rất lâu từ 3 - 4 tháng mà ăn vẫn ngon, giòn và không bị "chua ấy" (quá chua).
* Chọn kiệu:
Dưa kiệu ngon hay không thì khâu chọn kiệu rất quan trọng, các bạn phải chọn đúng kiệu Huế, củ tròn có thắt eo rõ ra đến đầu, khác với kiệu trâu củ suông không thắt eo.
Vì mình không có thời gian để phơi và cắt tỉa, nên trong phạm vi bài này mình chỉ chia sẻ với các bạn từ khi kiệu đã được xử lý xong.
Các bạn có thể chọn mua kiệu đã được làm sạch sẽ.
- 1Kg Kiệu Huế đã phơi khô và làm sạch sẽ.
- Ngâm vào kiệu 2 lít giấm nuôi, các bạn chú ý phải chọn đúng giấm nuôi và cho thẳng vào kiệu, không cần nấu.
- Đậy nắp lại cho sạch sẽ, tính thời gian từ lúc cho giấm vào đến khi vớt ra từ 10 - 12 tiếng.
- Kiệu vớt ra, xóc ráo, giấm bỏ đi, ướp vào kiệu theo tỉ lệ 1 kg kiệu 0,500 kg đường cát trắng, dùng đủa trộn đều.
* Kết thúc
Các bạn chuẩn bị keo, hủ sạch sẽ khô ráo và khoảng 100 gr đường cát trắng.
Dùng đủa xếp từng củ kiệu vào hủ, keo theo chiều cho đẹp, khi xếp xong cho đường cát trắng phủ lên bề mặt của hủ kiệu. Dùng màng đậy thức ăn phủ vào hủ xong đậy nắp lại để nơi khô ráo.
Thời gian từ 15 - 20 ngày là ăn được, sau Tết muốn để lâu hơn và ăn vẫn ngon các bạn cho vào tủ lạnh và ăn dần.
- 4 hủ Dưa kiệu này mình làm từ 3,2 kg Kiệu đã xử lý phơi sạch, mình mua từ hàng quen ở chợ gần nhà.
Ngày Tết, thường thì gia đình nào cũng chuẩn bị nhiều thịt và chất béo nên rất dễ ngán.
Dưa kiệu ăn kèm sẽ làm cho bữa ăn bớt ngán nhờ vị chua chua và ngọt ngọt.
Thân chúc các bạn vui khoẻ.
Năm sắp hết, Tết gần đến, gia đình nào cũng có sự chuẩn bị một số món ăn ngày Tết theo khẩu vị riêng và theo sự đặc trưng của Vùng Miền.
Mình gốc Huế, nhưng rất thích ăn Dưa Kiệu.
Vì là Chủ Bếp của gia đình nên món gì mình thích lại thường làm. Do vậy, "cả nhà" cùng thích chăng?
Hôm nay, mình xin chia sẻ với các bạn món:
Dưa Kiệu
duakieu.jpg)
Dưa Kiệu thật ra cũng dễ làm, mỗi bạn chắc cũng có một cách làm riêng và một bí quyết riêng.
Trước khi viết bài, mình đã vào Google xem thử có cách làm dưa kiệu nào giống mình không, nhưng không thấy giống.
Đây là cách mình đã làm mỗi khi Tết đến, không dùng chất phụ gia nhưng có thể để rất lâu từ 3 - 4 tháng mà ăn vẫn ngon, giòn và không bị "chua ấy" (quá chua).
* Chọn kiệu:
Dưa kiệu ngon hay không thì khâu chọn kiệu rất quan trọng, các bạn phải chọn đúng kiệu Huế, củ tròn có thắt eo rõ ra đến đầu, khác với kiệu trâu củ suông không thắt eo.
Vì mình không có thời gian để phơi và cắt tỉa, nên trong phạm vi bài này mình chỉ chia sẻ với các bạn từ khi kiệu đã được xử lý xong.
Các bạn có thể chọn mua kiệu đã được làm sạch sẽ.
* Kết thúc
Các bạn chuẩn bị keo, hủ sạch sẽ khô ráo và khoảng 100 gr đường cát trắng.
Dùng đủa xếp từng củ kiệu vào hủ, keo theo chiều cho đẹp, khi xếp xong cho đường cát trắng phủ lên bề mặt của hủ kiệu. Dùng màng đậy thức ăn phủ vào hủ xong đậy nắp lại để nơi khô ráo.
Thời gian từ 15 - 20 ngày là ăn được, sau Tết muốn để lâu hơn và ăn vẫn ngon các bạn cho vào tủ lạnh và ăn dần.
Ngày Tết, thường thì gia đình nào cũng chuẩn bị nhiều thịt và chất béo nên rất dễ ngán.
Dưa kiệu ăn kèm sẽ làm cho bữa ăn bớt ngán nhờ vị chua chua và ngọt ngọt.
Thân chúc các bạn vui khoẻ.